Nhóm sinh viên học ngành kỹ thuật thường đòi hỏi sự chính xác cao, vì vậy việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong quá trình học là không thể thiếu. Và để chạy tốt các phần mềm thì laptop là công cụ hỗ trợ không thể thiếu. Hãy cùng với chúng tôi khám phá một số bí quyết chọn laptop cho sinh viên kỹ thuật qua bài viết sau đây nhé.
Những yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn laptop cho sinh học kỹ thuật
Laptop cho sinh viên học kỹ thuật cần có cấu hình như thế nào?
Photoshop, AutoCad, Pro Engineer, Solidworks, Catia,…là các phần mềm được sử dụng khá nhiều trong các ngành kỹ thuật. Để chạy mượt các phần mềm này, laptop có cấu hình từ tầm trung – cao là điều cần thiết. một vài thông số kỹ thuật bạn cần lưu ý khi mua máy là CPU, RAM, ổ cứng, màn hình và đặc biệt là card đồ họa rời.
CPU
Đặc thù của ngành kỹ thuật bên cạnh việc quan sát thực tiễn, các bạn còn phải biết sử dụng các phần mềm để áp dụng nhu cầu thực tế, mà các phần mềm này đòi hỏi phải có bộ vi xử lý cao mới chạy được. Do đó, laptop cho sinh viên kỹ thuật cần có chip Core i5 đến i7, tốt nhất là bạn nên trang bị luôn Core i7 vì nó giúp bạn có trải nghiệm tốt hơn khi làm việc với nhiều ứng dụng trên cùng một màn hình.
RAM
Được biết, RAM càng lớn thì khả năng xử lý của CPU sẽ nhẹ nhàng và hạn chế được tình trạng đứng máy, chậm máy, đồng thời việc chạy đa nhiệm cũng mượt mà hơn. Tương đương với CPU có vi xử lý tốc độ cao, bộ nhớ RAM cũng cần có khả năng lưu trữ lớn vì vậy bạn nên chọn RAM tối thiểu là 4GB. Khi có điều kiện, bạn có thể nâng cấp lên RAM 16GB để hỗ trợ CPU hiệu quả hơn.
RAM càng lớn thì khả năng xử lý của CPU sẽ càng nhẹ
Ổ cứng HDD hay SSD
Để lưu trữ được nhiều phần mềm phục vụ cho việc học tập, ít nhất phải có ổ cứng HDD. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích các bạn nên trang bị thêm ổ SSD. Mặc dù với cùng một dung lượng, nhưng ổ SSD có giá thành gấp 10 lần HDD, tuy nhiên nó có những ưu điểm rất tốt để hỗ trợ cho việc học của bạn. Bên cạnh độ bền, SSD còn giúp bạn mở máy nhanh hơn, chạy các phần mềm cũng mượt hơn. Đồng thời, tốc độ truy xuất dữ liệu cũng nhanh hơn và tránh được tình trạng Full Disk khi các bạn sử dụng Win 10.
Màn hình
Khi lựa chọn laptop cho sinh viên thiết kế, kích thước màn hình cũng là yếu tố bạn nên quan tâm. Hãy bỏ qua những chiếc laptop có kích thước 13.3” hay 14” vì tỉ lệ màn hình quá khó khiến cho khả năng nhìn của bạn bị hạn chế khi phải thực hiện các phần mềm liên quan đến thiết kế. Kích thước tối ưu nhất là từ 15.6” và 17”. Có thể khối lượng máy sẽ hơi nặng nhưng đa số ngành kỹ thuật đề là các bạn nam học, nên đây không phải là vấn đề quá lớn.
Về độ phân giải, các sinh viên kỹ thuật phải thường xuyên thực hiện các thiết kế bản thảo, bản vẽ,… nên chất lượng hình ảnh và màu sắc hiển thị cũng cần phải chân thực. Chính vì vậy, laptop cho sinh viên kỹ thuật cần có độ phân giải Full HD là yêu cầu tối thiểu.
Card đồ họa rời (card màn hình rời)
Card rời hoạt động độc lập hoàn toàn với RAM của hệ thống, có chức năng là chuyên xử lý đồ họa. Khi mua laptop thì đã có card đồ họa tích hợp sẵn trên máy. Tuy nhiên, khả năng hoạt động của nó thường khá yếu, trong khi đó card rời có khả năng hoạt động độc lập nên sẽ mạnh hơn, đảm đương được việc làm đồ họa, dựng phim, thiết kế,…Chính vì vậy, đối với sinh viên ngành kỹ thuật, các bạn có thể lựa chọn laptop có sẵn card rời hoặc khi có tài chính ổn định bổ sung sau cũng được.
Card rời hoạt động độc lập hoàn toàn với RAM của hệ thống
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn laptop cho sinh viên học kỹ thuật. Đối với sinh viên, để có tài chính mua được một chiếc laptop chất lượng không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, để phục vụ tốt việc học, các bạn đừng mua những chiếc laptop quá yếu, nó sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn. Hy vọng các bạn sẽ chọn được cho mình một chiếc laptop phù hợp nhé.